QUYỀN XUẤT KHẨU, QUYỀN NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP FDI, NGHỊ ĐỊNH 09/2018/NĐ-CP

Khoản 2,3 điều 3 nghị định 09/2018/NĐ-CP Điều 3. Giải thích từ ngữ
  1. Quyền xuất khẩu là quyền mua hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu, bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến xuất khẩu. Quyn xuất khẩu không bao gồm quyền mua hàng hóa từ các đối tượng không phải là thương nhân để xuất khẩu, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
  2. Quyền nhập khẩu là quyền được nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam để bán cho thương nhân có quyền phân phối hàng hóa đó tại Việt Nam, bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến nhập khẩu. Quyền nhập khẩu không bao gồm quyền tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Điều 7. Thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa
  1. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền xuất khẩu, được xuất khẩu: Hàng hóa mua tại Việt Nam; hàng hóa do tổ chức kinh tế đó đặt gia công tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam ra nước ngoài và khu vực hải quan riêng, theo các điều kiện sau:
  2. a) Hàng hóa xuất khẩu không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu; danh mục hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu; danh mục hàng hóa không được quyền xuất khẩu trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
  3. b) Đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép, theo điều kiện, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải có giấy phép hoặc đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
  4. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền nhập khẩu, được nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài và khu vực hải quan riêng vào Việt Nam, theo các điều kiện sau:
  5. a) Hàng hóa nhập khẩu không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu; danh mục hàng hóa tạm ngừng nhập khẩu; danh mục hàng hóa không được quyền nhập khẩu trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
  6. b) Đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải có giấy phép hoặc đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
  7. Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa để thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý xuất nhập khẩu.
  8. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền phân phối bán buôn, quyền phân phối bán lẻ, được bán buôn, bán lẻ hàng hóa sản xuất tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam.
  9. Đối với lĩnh vực đầu tư kinh doanh có điều kiện, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện hoạt động kinh doanh khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Câu hỏi: Công ty chúng tôi là doanh nghiệp FDI 100% vốn đầu tư nước ngoài, chưa đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu trên giấy chứng nhận đầu tư và đăng kí kinh doanh. Công ty chúng tôi muốn hỏi: 1. Chúng tôi có thể nhập khẩu máy móc từ Singapore về Việt Nam, sau đó xuất khẩu chính máy móc này cho đối tác khác ở Trung Quốc hay không (nhập khẩu máy móc để xuất khẩu, không qua gia công sản xuất)? Nếu được thì loại hình xuất nhập khẩu là gì? 2. Công ty chúng tôi (Việt Nam), cùng với đối tác ở Singapore và khách hàng ở Trung Quốc kí hợp đồng mua bán 3 bên. Theo đó, công ty chúng tôi (Việt Nam) sẽ nhập khẩu, mua máy móc của đối tác ở Singapore, nhưng chỉ định bên bán Singapore trực tiếp giao máy móc này cho khách hàng Trung Quốc (Bên mua là công ty ở Việt Nam, bên bán là Công ty ở Singapore, bên nhận hàng là công ty ở Trung Quốc). Trường hợp này, hàng hóa không về Việt Nam thì chúng tôi có thể làm thủ tục mua bán hàng hóa, thủ tục nhập khẩu máy móc này được không? Nếu được thì loại hình xuất nhập khẩu là gì? Xin chân thành cảm ơn! Nội dung trả lời: ​– Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Luật Quản lý Ngoại thương năm 2014 về quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu đối với thương nhân Việt Nam là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện như sau: Thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu theo quy định của Luật này và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ Công Thương công bố Danh mục hàng hóa, lộ trình thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Như vậy căn cứ quy định nêu trên thì tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam phải có quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu. – Căn cứ khoản 1 Điều 89 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam thì không phải làm thủ tục hải quan. Theo đó, đề nghị Công ty căn cứ quy định nêu trên để thực hiện. Ngoài ra, trường hợp Công ty là doanh nghiệp FDI thì cần phải tuân thủ về phạm vi hoạt động đầu tư, thực hiện hoạt động đầu tư và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật tại Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây