ĐÂY LÀ THỰC PHẨM THUỘC NHÓM PHẢI LÀM TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM
- Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn
- Phụ gia đơn chất, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
- Dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng tiếp xúc với thực phẩm
Sau đây là quy trình tham khảo để nhập khẩu cho mặt hàng thực phẩm mà công ty mình đã thực hiện.
1.ÁP MÃ HS CODE CỦA HÀNG HÓA: Nước ép táo đóng hộp (Hs code: 20097100) Thuế suất NK: 30% (VAT: 10%)
Snack rong biển (Hs code: 21069099) Thuế suất NK: 15% (VAT: 10%)
Còn đối với các loại thực phẩm khác, cần căn cứ thêm vào thành phần, chức năng, công dụng, …để xác định HS code cho phù hợp.
2. CHÍNH SÁCH MẶT HÀNG: Để nhập khẩu mặt hàng này thì cần phải làm:
- Làm công bố sản phẩm, doanh nghiệp nhập khẩu tự làm
- Làm kiểm tra chuyên ngành về An toàn thực phẩm khi hàng về tới cảng, lưu ý bước này chỉ kiểm tra hồ sơ, không lấy mẫu thử nghiệm nữa, hồ sơ bao gồm: contract, invoice, bill of lading, packing list, bộ hồ sơ tự công bố, phiếu KQTN (đóng dấu sao y).
Sau khi có được bản đăng ký thì nộp giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu cho hải quan để được thông quan lô hàng trước, khi có bản kết quả chính thức xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu thì bổ sung bản gốc cho cơ quan hải quan để hoàn tất hồ sơ nhập khẩu. Tham khảo thêm Thông tư
15/2018/BNNPTNT sẽ rõ
3. QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN: Trước khi đi hiện trường để làm thông quan hàng hóa, cần chuẩn bị bộ hồ sơ gốc & sao y bao gồm: - Tờ khai nhập khẩu - Invoice, packing list - Bill - Hồ sơ tự công bố sản phẩm - Giấy đăng ký KTCN về ATTP - C/O (nếu có),… Thông thường khi nhập khẩu mặt hàng thực phẩm sẽ bị phân luồng vàng hoặc đỏ. Nếu rơi vào luồng vàng, cần mang hồ sơ gốc đến nộp cho cơ quan hải quan. Còn nếu rơi vào trường hợp phải kiểm hóa (luồng đỏ) thì phải chờ thêm khâu phân công cán bộ hải quan kiểm hoá thực tế hàng. Thông tin tên và số điện thoại của cán bộ Hải quan phân kiểm hoá được tra bằng cách nhập số tờ khai và mã số thuế của công ty nhập khẩu vào máy tính ở cảng là được.
Thông thường thời gian chờ phân kiểm có thể kéo dài cả tiếng đồng hồ nên trong lúc chờ đợi, nên tranh thủ tiến hành khai eport đăng ký cắt seal, in phiếu để cho hải quan kiểm hóa đóng dấu thì mới cắt seal được. Sau đó, đến khu vực để container kiểm hóa nhờ mấy anh cắt seal, và thực hiện kiểm hoá thực tế hàng cùng với cán bộ hải quan kiểm hoá. Lưu ý: cần nắm rõ mặt hàng mà công ty nhập khẩu xuất khẩu, các chứng từ liên quan đến lô hàng, và phối hợp chặt chẽ cùng với chủ hàng cùng các bên liên quan nhằm đảm bảo quá trình kiểm hoá diễn ra được thuận tiện & khách quan. Thực hiện xong bước kiểm hoá, thì tiến hành khai báo eport để kéo container về kho riêng giao hàng cho doanh nghiệp nhập khẩu.
Goodwill Logistics