DIFFERENCE BETWEEN BCO, VOCC, NVOCC, AND FREIGHT FORWARDER

[ENG]

Có nhiều sự nhầm lẫn về các khái niệm BCO, VOCC, NVOCC và Freight Forwarder trong hoạt động xuất nhập khẩu. Hôm nay nguyên Đăng Việt nam sẽ giải thích một cách đơn giản nhất để các bạn thấy được sự khác biệt cốt lõi giữa các khái niệm trên!

BCO (Beneficial Cargo Owner) là gì?

Zepol, nhà cung cấp dữ liệu thương mại hàng đầu của Hoa Kỳ, định nghĩa BCO là “nhà nhập khẩu kiểm soát hàng hóa của họ tại điểm nhập và không sử dụng nguồn lực từ bên thứ ba”. Điều này có nghĩa là BCO là công ty lớn, đơn hàng của họ lớn đến mức có thể đàm phán hợp đồng trực tiếp với VOCC. Thông thường, các BCO nhập khẩu ít nhất 100 TEU. Một số ví dụ điển hình của BCO là các nhà bán lẻ lớn của hoa kỳ như Walmart, Target, Best Buy.

VOCC (Vessel Operating Common Carrier hay Ocean Common Carrier) là gì?

Đây là chủ sở hữu của những đội tàu container khổng lồ chuyên chở hàng hóa qua các đại dương. Ví dụ như Hapag Lloyd, Cosco, hoặc MSC
FEDERAL MARITIME COMMISSION định nghĩa thêm VOCC có các đặc điểm sau:
  • Holds itself out to the general public to provide transportation by water of passengers or cargo between the United States and a foreign country for compensation
  • Assumes responsibility for the transportation from the port or point of receipt to the port or point of destination
  • Uses, for all or part of that transportation, a vessel operating between a port in the United States and a port in a foreign country
Tạm dịch:
  • Cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển giữa các quốc gia
  • Chịu trách nhiệm về việc vận chuyển hàng hóa từ cảng hoặc điểm nhận hàng đến cảng hoặc điểm đến
  • Sử dụng tất cả hoặc một phần của phương tiện vận chuyển (tàu container) hoạt động vận tải giữa các quốc gia

NVOCC (Non-Vessel Operating Common Carrier) là gì?


NVOCC trên thực tế là một công ty kinh doanh cước vận tải biển, một cargo consolidator vì không sở hữu bất kì một con tàu nào. NVOCC cũng có thể coi là một hãng tàu (Carrier) vì các công ty này hoạt động và chịu trách nhiệm về hàng hóa như một hãng tàu thực sự bằng việc phát hành vận đơn (House Bill of Lading) của chính mình. NVOCC Vận hành bằng cách thuê chỗ chứa hàng với số lượng lớn từ các chủ tàu (VOCC) và bán lại cho người cần (như forwarder) để hưởng chênh lệch. Cũng chính vì mua lại space với số lượng lớn này mà các NVOCC có cước khá cạnh tranh nhờ quyền lực đàm phán với chủ tàu. Các công ty NVOCC phải kí thỏa thuận, đảm bảo và cung cấp các dịch vụ liên quan dựa trên các điều khoản gốc của chủ tàu. House Bill of Lading mà NVOCC cấp có giá trị như một Giấy chứng nhận xếp hàng, xác nhận việc thu gom hàng hóa cụ thể và bắt buộc người vận chuyển phải giao hàng ở cảng đến cho người có vận đơn. Các NVOCC có thể kể đến như: CEVA, DB Schenker, Kuehne+Nagel, DHL, Panalpina, Expeditors…

Freight forwarder và sự khác biệt cơ bản giữa Freight forwarder vs. NVOCC

Freight Forwarder là một đơn vị trung gian, cung cấp dịch vụ logistics bên thứ 3 (Third-party logistics-3PL). Họ đứng ra nhận vận chuyển hàng của chủ hàng, hoặc gom nhiều lô hàng nhỏ (consolidate) thành những lô hàng lớn hơn, sau đó lại thuê carrier (hãng tàu, hãng hàng không, nhà xe) vận chuyển từ điểm xuất phát tới điểm đích.   Freight forwarder vs. NVOCC
  • NVOCC đóng vai trò là carrier trong khi Forwarder thì không
  • NVOCC phát hành vận đơn trong khi Forwarder thì không
  • NVOCC chịu trách nhiệm về mất mát hoặc hư hỏng trong khi Forwarder thì không
  • NVOCC chỉ cung cấp dịch vụ vận tải đường biển trong khi Freight Forwarder thì dịch vụ rộng hơn như vận chuyển bằng đường biển, đường bộ, đường sắt, đường hàng không.
  • Forwarder không thể book trực tiếp với hãng tàu cho các lô hàng đi bắc mỹ mà phải thông qua NVOCC vì FMC Licensing
  • NVOCC sở hữu hoặc có thể đi thuê container nhưng forwarder thì không
Tại Việt nam, NVOCC khá ít và đa phần các công ty hoạt động trong lĩnh vực giao nhận là các Freight Forwarder. Các forwarder cũng có thể phát hành cho khách hàng House Bill of Lading. Cũng do forwarder Việt Nam phát hành House bill, cho nên Forwarder cũng có trách nhiệm về những rủi ro hàng hóa với chủ hàng.
   
GOODWILLS GLOBAL LOGISTICS CO., LTD
Add: A308 Centana Thu Thiem Building, 36 Mai Chi Tho Street, An Phu Ward, Thu Duc City, Ho Chi Minh City, Viet Nam
Tel:   +84 28 668 696 11               
ID Code: 0316437967
Email: info@goodwilllogistics.vn; sales@goodwilllogistics.vn  
 
You did not use the site, Click here to remain logged. Timeout: 60 second